Lưu trữ của tác giả: zou-wp

Shoubyou-teate là gì?

2024.05.08

Trợ cấp ốm đau (Shoubyou teate kin – 傷病手当金) là tiền trợ cấp mà phía Bảo hiểm Xã hội chi trả cho người lao động trong trường hợp phải nghỉ làm, không nhận được lương từ phía công ty vì những lý do như bị ốm, bị thương ngoài công việc

【Điều kiện nhận trợ cấp】 
①Bị bệnh, bị thương,… phải nghỉ việc trên 4 ngày (không áp dụng cho trường hợp tai nạn lao động).
②Không thể đi làm (Trong đơn xin trợ cấp cần phải có chứng nhận Không đủ điều kiện sức khỏe để đi làm của bác sỹ)
③Trong thời gian nghỉ việc, người lao động không được nhận lương từ phía công ty.

3 ngày đầu của khoảng thời gian nghỉ việc không lương này được gọi là “Thời gian đợi” (Taiki-kikan:待期期間). Thời gian 3 ngày này sẽ bao gồm cả ngày nghỉ được quy định trước như thứ 7, chủ nhật,… và ngày nghỉ phép có lương (yukyu), nên 3 ngày đầu này sẽ không bị xét yếu tố “có nhận lương hay không”.
Chỉ cần kết thúc “thời gian đợi” 3 ngày đầu, sang ngày thứ 4 là người lao động sẽ được nhận trợ cấp ốm đau.

 

【Thời gian nhận trợ cấp】
Trợ cấp ốm đau được chi trả tối đa là 1 năm 6 tháng kể từ ngày bắt đầu chi trả. Đây là thời gian “tổng cộng”, tính xen kẽ nếu có thời gian đi làm ở giữa.

 

【Mức chi trả】 Mức tiền chi trả trong một ngày của bảo hiểm ốm đau sẽ được tính bằng 2/3 mức lương ngày trung bình của 12 tháng gần nhất trước khi người lao động nghỉ làm. 

Sử dụng bảo hiểm nào trước?

2024.05.06

Nếu chẳng may người lao động bị tai nạn giao thông trong khi đang làm việc thì xin bảo hiểm nào trước? Bảo hiểm tai nạn lao động (Rousai hoken) hay bảo hiểm xe (Jidousha hoken)?

Nếu người lao động bị tai nạn giao thông trong khi đang làm việc thì theo nguyên tắc cơ bản, công ty sẽ sử dụng bảo hiểm xe (Jibaiseki hoken) trước.

Tuy nhiên, nếu nhân viên bị tai nạn có nguyện vọng thì công ty cũng có thể sử dụng bảo hiểm tai nạn lao động trước. 

Ngoài ra, trong những trường hợp như không xác nhận được đối phương là ai (gây tai nạn rồi bỏ trốn) hoặc đối phương không tham gia bảo hiểm,… thì công ty cần nhanh chóng xin bảo hiểm tai nạn lao động để đảm bảo việc chữa trị cho người lao động.

※Chú ý:
Tuy nhiên, không thể sử dụng đồng thời cả bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm xe cho cùng một mục đích chi trả (phí chữa trị, hỗ trợ nghỉ việc,…).
Nếu đã nhận từ bảo hiểm xe thì sẽ bị trừ phần tiền đó sẽ bị trừ khỏi bảo hiểm tai nạn lao động.

Ngoài ra, tiền hỗ trợ nghỉ việc (休業補償) từ bảo hiểm tai nạn lao động là khoảng 80%. Trong đó có 20% là “Tiền hỗ trợ đặc biệt” (休業特別支給金).
Kể cả trong trường hợp sử dụng bảo hiểm xe thì vẫn có thể xin được phần hỗ trợ đặc biệt 休業特別支給金 20% này từ bảo hiểm tai nạn lao động. Rất nhiều trường hợp các công ty quên xin phần này nên các bạn chú ý nhé!

Nội dung điều tra của Văn phòng nenkin

2024.05.04

Khi Văn phòng nenkin tới điều tra công ty thì họ sẽ hỏi những gì?

Khi tới điều tra công ty, Văn phòng nenkin sẽ check tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội cũng như việc thực hiện các thủ tục báo cáo cần thiết mà công ty phải làm.

Cụ thể, Công ty sẽ bị bị kiểm tra các nội dung sau.

・Ngày chốt lương, trả lương
・Có thay đổi trong nội dung đăng ký của Công ty và chủ công ty không?
・Có ai chưa tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
・Có báo cáo đầy đủ khi có thay đổi trong mức bảo hiểm, thanh toán tiền thưởng,… hay không?
・Thời gian nhận tư cách / hủy tư cách bảo hiểm có đúng không?
・Có khác biệt lớn giữa mức thanh toán thù lao thực tế hiện tại với khi nhận tư cách bảo hiểm không?  vv

Người từng lưu trú bất hợp pháp có thể quay lại Nhật không?

2024.04.26

Trước đây em từng lưu trú bất hợp pháp thì sau này em có cơ hội quay lại Nhật không ạ?

Kể cả trong trường hợp đã từng lưu trú bất hợp pháp thì các bạn vẫn có cơ hội quay lại Nhật.

 

Tuy nhiên cần phải chú ý một số điểm như sau:

Thứ 1, thời gian để có thể nộp hồ sơ quay lại khá dài.

  • Với người tự ra trình diện (đầu thú): trên 1 năm kể từ ngày về nước
  • Với người bị bắt (trục xuất): trên 5 năm kể từ ngày về nước

 

Thứ 2, ngoài lưu trú bất hợp pháp, các bạn có những vi phạm gì khác nữa không? Mức độ vi phạm thế nào?

 

Thứ 3, khi làm hồ sơ giải trình có hợp lý, đầy đủ không?

Với trường hợp này, các bạn nên nhờ luật sư để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất nhé!

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động Đặc biệt cho Giám đốc

2024.04.25

Nếu Giám đốc hoặc các thành viên ban điều hành của công ty có bị tai nạn trong khi làm việc thì có được sử dụng Bảo hiểm tai nạn lao động như nhân viên không?

Bảo hiểm tai nạn lao động là dành cho người lao động, nên không áp dụng cho Chủ doanh nghiệp như Giám đốc hay thành viên ban điều hành của công ty.

Tuy nhiên sẽ có một chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động Đặc biệt dành cho các đối tượng này.

Với người chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt đủ tiêu chuẩn thì có thể gia nhập. Khi đó Chủ doanh nghiệp cũng sẽ được áp dụng bảo hiểm giống như người lao động.

Tuy nhiên, chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động Đặc biệt là để hỗ trợ Giám đốc,… khi bị tai nạn lao động trong những tình huống giống người lao động thông thường. Nếu trường hợp gặp tai nạn lao động khi làm việc dưới danh nghĩa của người quản lý thì có thể sẽ không được áp dụng. Hãy trao đổi với các luật sư có chuyên môn nhé!

Nenkin của người phụ thuộc

2024.04.24

Em đã làm thủ tục cho vợ theo Bảo hiểm xã hội của em. Thế không biết là nenkin thì thế nào nhỉ? 

Khi bạn làm thủ tục gia nhập Bảo hiểm xã hội cho vợ/chồng bạn thì vợ/chồng bạn cũng sẽ được gia nhập Nenkin với tư cách Nenkin nhóm 3 (3 gou).

Khi là đối tượng nenkin nhóm 3 (từ 20 đến dưới 60 tuổi) thì vợ/chồng của bạn sẽ được hưởng nenkin dựa theo thời gian đã tham gia nenkin.

Ngoài ra, kể ra khi đưa vợ/chồng bạn vào nhóm phụ thuộc nenkin 3 gou thì tiền bảo hiểm của bản thân bạn cũng không bị tăng, mà vợ/chồng của bạn cũng không phải nộp tiền bảo hiểm đâu nhé!

Nghỉ yuukyu vào ngày 休日出勤日???

2024.04.23

Ngày hôm đó vốn là ngày nghỉ nhưng công ty lại muốn em đi làm. Em không muốn đi thì có thể xin nghỉ yuukyuu vào ngày đó được không?

Kể cả trong trường hợp công ty yêu cầu đi làm vào ngày nghỉ thì bạn cũng không thể xin nghỉ yukyuu vào ngày đó được.

Nghỉ yuukyuu (nghỉ phép hưởng lương) là chế độ miễn giảm lao động vào ngày làm việc. 
Ngày làm việc này được công ty chỉ định trong Điều lệ làm việc 就業規則 (しゅうぎょうきそく),… của công ty.

【Ví dụ】
・Ngày nghỉ được quy định trong Điều lệ làm việc: Thứ 7, Chủ Nhật
・Ngày các bạn có thể xin nghỉ yukyuu: Từ thứ 2 tới thứ 6
・Ngày các bạn không thể xin nghỉ yukyuu: Thứ 7, Chủ Nhật

Kể cả trường hợp thứ 7 có thành ngày đi làm thì do thứ 7 vốn dĩ là ngày nghỉ nên bạn không thể xin nghỉ vào ngày đó được.

Có được cho du học sinh làm tăng ca?

2024.04.22

Công ty có được phép cho du học sinh làm thêm hay không?

Được phép.
Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ luật: không làm qua 28 tiếng/tuần.

Theo quy định của pháp luật, du học sinh chỉ được làm việc “Dưới 28 tiếng trong 1 tuần”.
Tuy nhiên, cách tính “1 tuần” sẽ khác với cách tính của Luật Tiêu chuẩn lao động.

【Cách tính đơn vị “1 tuần” của Luật Tiêu chuẩn lao động】
Thời điểm bắt đầu của 1 tuần sẽ do công ty tự quyết định. Tuy nhiên nếu trong Điều lệ lao động 就業規則 của công ty không có quy định cụ thể thì một tuần sẽ bắt đầu từ Chủ nhật tuần trước tới thứ 7 tuần sau.
Trong khoảng thời gian này, nếu không có quy định tăng ca thì người lao động sẽ làm việc 40 tiếng/tuần.


【Cách tính 28 tiếng/tuần đối với du học sinh】
1 tuần tính từ bất kỳ ngày cũng phải đảm bảo “dưới 28 tiếng”. Ngoài ra, 28 tiếng này không phải là thời gian dự tính, mà là thời gian làm việc thực tế!

【Ví dụ】
①Chủ nhật tuần trước ~ Thứ 7 tuần sau
②Thứ 2 tuần trước ~ Chủ nhật tuần đó
③Thứ 3 tuần trước ~ Thứ 2 tuần sau
④Thứ 4 tuần trước ~ Thứ 3 tuần sau
⑤Thứ 5 tuần trước ~ Thứ 4 tuần sau
⑥Thứ 6 tuần trước ~ Thứ 5 tuần sau
⑦Thứ 7 tuần trước ~ Thứ 6 tuần sau

Trong các ví dụ từ ①~⑦, cho dù tính từ ngày nào đi nữa thì công ty cũng phải đảm bảo du học sinh làm không quá 28 tiếng/tuần.
Do đó, công ty hoàn toàn có thể cho du học sinh làm tăng ca, miễn là đảm bảo tổng thời gian làm việc không quá 28 tiếng/tuần.