Lưu trữ của tác giả: zou-wp

Làm việc linh hoạt (Hybrid Work – ハイブリッドワーク)

2024.11.12

Hybrid Work – ハイブリッドワーク(ハイブリッド勤務)là gì thế ạ?

 Hình thức “Làm việc linh hoạt” – Hybrid Work, là mô hình kết hợp giữa làm việc tại văn phòng truyền thống và làm việc từ xa tại nhà hoặc bất kỳ đâu có kết nối internet. Với hình thức làm việc này, nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn địa điểm làm việc phù hợp với từng công việc và từng ngày trong tuần.
Ví dụ, họ có thể tập trung làm việc ở nhà 3 ngày và đến văn phòng để họp trực tiếp hoặc làm việc nhóm trong 2 ngày còn lại.

 Sự phổ biến của mô hình làm việc hybrid là kết quả của xu hướng chuyển đổi số và nhu cầu đa dạng hóa hình thức làm việc của người lao động. Các doanh nghiệp ngày càng nhận ra rằng, việc cho phép nhân viên làm việc linh hoạt không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân mà còn giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Bằng cách tự chủ sắp xếp thời gian và không gian làm việc, nhân viên có thể cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, từ đó nâng cao tinh thần làm việc và giảm thiểu tình trạng căng thẳng.

Lợi ích của mô hình làm việc hybrid

      1. Cách làm việc linh hoạt hơn
        Với cách làm việc không bị bó buộc vào giờ giấc và địa điểm làm việc cố định này, nhân viên có thể chủ động sắp xếp công việc theo nhịp sống cá nhân, tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

      2. Nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc
        Tùy thuộc vào tính chất công việc, nhân viên có thể lựa chọn môi trường làm việc phù hợp nhất. Ví dụ, những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ có thể được thực hiện tại những nơi yên tĩnh, trong khi các công việc cần tương tác với đồng nghiệp có thể được thực hiện tại văn phòng.

      3. Cân bằng cuộc sống
        Việc giảm thời gian di chuyển giúp nhân viên có thêm thời gian dành cho gia đình, bạn bè và các hoạt động cá nhân, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

      4. Tăng cường sự hài lòng của nhân viên
         Việc được tự chủ trong công việc và có nhiều lựa chọn hơn giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao. Điều này góp phần giảm thiểu tình trạng nghỉ việc và tăng sự gắn kết giữa nhân viên với công ty.

      5. Doanh nghiệp linh hoạt hơn
        Với mô hình làm việc hybrid, doanh nghiệp có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi bất ngờ, như tình hình dịch bệnh hoặc thiên tai.

Điểm hạn chế của mô hình làm việc hybrid

      1. Hạn chế về giao tiếp
        Việc không cùng làm việc tại một địa điểm khiến việc giao tiếp và chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong nhóm trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn đến hiểu nhầm và chậm trễ trong công việc.

      2. Rủi ro trong bảo mật
        Làm việc tại nhà tăng nguy cơ rò rỉ thông tin quan trọng do môi trường làm việc không đảm bảo an toàn bảo mật như khi làm việc tại văn phòng.

      3. Mờ nhạt ranh giới giữa công việc và cuộc sống
        Việc làm việc tại nhà dễ khiến ranh giới giữa công việc và cuộc sống trở nên mờ nhạt, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và cuộc sống cá nhân.

Để áp dụng thành công mô hình làm việc linh hoạt Hybrid Work

      1. Xây dựng hệ thông quy định, quy tắc rõ ràng
        Cần có các quy tắc cụ thể về địa điểm làm việc, số giờ làm việc mỗi ngày,… để giúp nhân viên hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình.

      2. Sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ giao tiếp
        Sử dụng các công cụ như họp trực tuyến, phần mềm chat để duy trì sự kết nối và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm, dù họ đang làm việc ở bất cứ đâu.

      3. Cải thiện môi trường làm việc tại công sử
        Thiết kế không gian làm việc tại văn phòng một cách đa dạng, để đáp ứng cả nhu cầu làm việc tập trung và làm việc nhóm, giúp tăng cường hiệu quả công việc.

      4. Nâng cao nhận thức của nhân viên
        Việc thay đổi cách làm việc đòi hỏi sự thích nghi của từng cá nhân. Do đó, doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo và truyền thông để giúp nhân viên hiểu rõ về hình thức làm việc mới và cách thức để thích ứng hiệu quả.

 Mô hình làm việc linh hoạt Hybrid work đem lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều yêu cầu đối với doanh nghiệp. Để tận dụng tối đa những lợi thế của mô hình này, các doanh nghiệp cần thiết kế và triển khai các hệ thống làm việc linh hoạt phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng công ty.

Dành cho nhân viên mới:Quy tắc ứng xử trong tàu điện

2024.11.12

Em muốn biết các quy tắc ứng xử trong tàu điện của Nhật ạ.

Tàu điện là phương tiện giao thông công cộng được nhiều người sử dụng. Vì phải di chuyển trong không gian hạn chế và vào những giờ cao điểm đông đúc nên việc quan tâm đến những người xung quanh là điều vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số quy tắc ứng xử trên tàu điện giúp bạn có một chuyến đi thoải mái và dễ chịu nhé.

1. Để điện thoại ở chế độ rung/chế độ im lặng:

Trong tàu điện, hãy đặt điện thoại ở chế độ rung/im lặng và hạn chế gọi điện. Đặc biệt trong giờ cao điểm, tiếng chuông điện thoại hay cuộc gọi cá nhân có thể gây phiền nhiễu cho những người xung quanh. Nếu thực sự cần thiết phải gọi, hãy ra khỏi toa tàu hoặc tìm một góc yên tĩnh để nói chuyện.

2. Chú ý tới âm lượng của điện thoại, tai nghe:

Việc nghe nhạc hoặc xem video là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng hãy đeo tai nghe và điều chỉnh âm lượng vừa phải để tránh làm phiền những người xung quanh.

3. Mang balo, túi, cặp trước ngực:

Vào giờ cao điểm, việc đeo balo sau lưng có thể vô tình va chạm vào người khác. Vì vậy, hãy mang balo trước ngực để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, bạn nên thu gọn hành lý để thuận tiện cho việc di chuyển.

4. Chú ý ghế ưu tiên (優先席-Yuusenseki):

Ghế ưu tiên dành cho phụ nữ mang thai, người già, người khuyết tật và trẻ em. Hãy nhường chỗ cho những người có nhu cầu khi bạn ngồi ở khu vực này.
Đồng thời, hãy tắt điện thoại hoặc để ở chế độ rung khi ngồi gần khu vực ghế ưu tiên.

5. Giữa trật tự: 

Trong tàu điện, hãy hạn chế nói chuyện lớn tiếng và tránh xem video với âm lượng quá to. Đặc biệt trong giờ cao điểm, việc giữ yên lặng sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn.

6. Chú ý khi lên – xuống tàu:

Khi tàu dừng tại ga, hãy nhường lối đi cho những người muốn xuống tàu trước. Sau đó, bạn mới bước lên tàu. Việc xếp hàng ngay ngắn sẽ giúp cho việc lên xuống tàu diễn ra trôi chảy.

7. Chọn vị trí đứng phù hợp:

Trong giờ cao điểm, hãy cố gắng đứng ở vị trí không gây cản trở lối đi. Tránh đứng chắn cửa hoặc khu vực thông thoáng. Đồng thời, hãy giữ chặt tay vịn để đảm bảo an toàn.

8. Giữ gìn vệ sinh:

Không vứt rác bừa bãi trên tàu. Hãy mang theo rác và bỏ vào thùng rác khi xuống ga. Ngoài ra, hạn chế ăn uống trên tàu để tránh gây mùi khó chịu.

  Việc tuân thủ những quy tắc ứng xử trên tàu điện không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh mà còn góp phần tạo nên một không gian công cộng văn minh. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường đi lại thoải mái và dễ chịu nhé!

Dành cho nhân viên mới:Đi làm bằng tàu điện

2024.11.10

Từ trước tới giờ em chưa từng đi làm bằng phương tiện công cộng bao giờ. Vậy khi đi làm bằng tàu điện, em nên chú ý những điểm gì?

Tàu điện là phương tiện di chuyển hàng ngày của rất nhiều người, nhưng đối với những người mới bắt đầu sử dụng phương tiện công cộng thì có thể sẽ cảm thấy hơi lo lắng. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm cần lưu ý khi đi làm bằng tàu điện và một số lời khuyên để bạn có một chuyến đi thoải mái. Các bạn hãy tham khảo thử nhé!

Các điểm nên chú ý khi đi làm bằng tàu điện

1. Chú ý về mặt thời gian

Về cơ bản, tàu điện sẽ chạy đúng giờ theo lịch trình có sẵn. Nếu lỡ chuyến, bạn sẽ phải đợi chuyến tiếp theo. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đi sớm một chút để đảm bảo kịp giờ tàu nhé.

2. Chú ý giờ cao điểm

Tàu điện giờ cao điểm (7-9 giờ sáng và 5-7 giờ chiều) thường rất đông. Để di chuyển dễ dàng hơn, bạn nên chuẩn bị thể lực tốt và mang theo hành lý thật gọn nhẹ. Ngoài ra, nếu có thể, hãy cố gắng đi sớm hơn một chút để tránh giờ cao điểm.

3. Chú ý các quy tắc khi đi tàu điện

Tàu điện là nơi công cộng mà rất nhiều người sử dụng. Hãy để điện thoại ở chế độ im lặng và tránh nói chuyện lớn tiếng. Ngoài ra, chú ý không vứt rác bừa bãi và luôn hành động có ý thức để tránh ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

4. Chú ý an toàn

Chú ý tránh để xảy ra tai nạn và rắc rối ở trong tàu điện cũng như trên sân ga nhé. Hãy đứng trong vạch kẻ vàng trên sân ga để không xảy ra tai nạn với tàu và luôn giữ gìn đồ đạc có giá trị của mình để tránh mất cắp nhé.

5. Chú ý sức khỏe của bản thân

Đứng quá lâu hoặc chen chúc trên tàu trong thời gian dài có thể khiến bạn mệt mỏi. Khi cảm thấy không khỏe, đừng cố gắng quá sức, hãy điều chỉnh lịch trình đi làm sao cho phù hợp với sức khỏe nhé.


Cách để việc đi làm bằng tàu thoải mái hơn

1. Kiểm tra lộ trình và điểm chuyển tuyến

Trước khi đi làm, hãy dành thời gian kiểm tra kỹ lộ trình trên bản đồ hoặc ứng dụng điện thoại để biết rõ ga gần nhà nhất và các ga cần chuyển tuyến. Việc này sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều. 
Đừng vội vàng khi chưa quen đường. Trong thời gian đầu khi chưa quen với ga tàu mới, bạn nên dành thêm thời gian để di chuyển.

2. Sử dụng vé tháng (定期券 – Teikiken)

Việc mua vé tháng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại so với việc mua vé lẻ. Khi đã xác định được tuyến đường đi làm, hãy chuẩn bị vé tháng sớm nhé.

3. Kiểm tra thông tin giờ cao điểm

Nên kiểm tra trước tình hình qua các ứng dụng để chọn được khung giờ và toa tàu ít người, giúp cho chuyến đi thoải mái hơn.

4. Mang hành lý gọn nhẹ

Mang quá nhiều đồ đạc sẽ khiến việc đi làm bằng tàu điện sẽ trở nên mệt mỏi hơn. Hãy cố gắng thu gọn đồ đạc chỉ còn những thứ cần thiết nhất và chọn chiếc túi có kích thước nhỏ gọn.

5. Tận dụng hiệu quả thời gian di chuyển

Việc tận dụng thời gian đi lại để đọc sách hay nghe nhạc cũng là điều hay. Tuy nhiên, bạn nên chú ý điều chỉnh âm lượng tai nghe sao cho không làm phiền những người xung quanh nhé.

 

Ttàu điện không chỉ đơn thuần là phương tiện di chuyển mà còn là nơi bạn có thể khám phá và gặp gỡ những điều mới mẻ. Hãy bắt đầu một hành trình đi tàu điện an toàn, thoải mái nhé!

Lương trả theo năm và việc trả lương làm thêm theo giờ

2024.11.09

Nếu trả lương theo chế độ niên bổng, có cần thiết phải trả lương làm thêm giờ không?

Dù là lương theo chế độ niên bổng thì vẫn cần phải trả lương làm thêm giờ khi có tăng ca. 
(Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho người giám sát quản lý).

Nếu lương theo năm này đã bao gồm tiền làm thêm giờ thì cần chú ý làm đúng quy định về tiền làm thêm cố định.

Ví dụ

      •  Phân rõ ràng giữa phần lương cơ bản và tiền làm thêm cố định trong hợp đồng lao động.
      •  Ghi cụ thể thời gian làm thêm cố định.
      •  Quản lý chấm công một cách phù hợp.

 

Thời gian làm thêm cố định cần được quyết định trong phạm vi hợp lý,  thông qua thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động.

Nam giới nghỉ phép chăm con và việc miễn trừ bảo hiểm

2024.11.08

Nếu nam giới nghỉ phép chăm sóc con, có được miễn phí bảo hiểm xã hội không?

Nam giới nghỉ phép chăm sóc con hoặc nghỉ phép chăm sóc con khi sinh (nghỉ hậu sản cho bố), thì cũng được áp dụng các chế độ trợ cấp và miễn phí bảo hiểm xã hội.

Bất kể nam hay nữ, nếu là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp thì đều thuộc đối tượng được miễn phí bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm sóc con.

育児休業給付
(Trợ cấp nghỉ chăm sóc con)

Khi nghỉ chăm sóc con (bao gồm cả nghỉ chăm sóc con khi sinh) và đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp, người lao động có thể nhận trợ cấp chăm sóc con tương đương 67% mức lương tại thời điểm bắt đầu nghỉ (và 50% sau 180 ngày).

 

育児休業期間中の社会保険料の免除
(Miễn phí bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm sóc con)

Nếu đáp ứng các yêu cầu nhất định dưới đây, bảo hiểm xã hội liên quan đến lương tháng và tiền thưởng trong thời gian nghỉ chăm sóc con (bao gồm cả nghỉ chăm sóc con khi sinh) sẽ được miễn cả phần đóng góp của người lao động và của doanh nghiệp.

① Ngày cuối cùng của tháng đó nằm trong thời gian nghỉ chăm sóc con.
②Từ tháng 10 năm 2022, ngoài yêu cầu①nếu người lao động nghỉ chăm sóc con trong cùng một tháng (bắt đầu và kết thúc nghỉ trong tháng) và thời gian nghỉ là 14 ngày trở lên, bảo hiểm xã hội sẽ được miễn.
 Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội liên quan đến tiền thưởng chỉ được miễn nếu thời gian nghỉ chăm sóc con kéo dài liên tục hơn 1 tháng.

Báo cáo về Tình hình tuyển dụng người lao động nước ngoài

2024.11.07

Báo cáo về Tình hình tuyển dụng người lao động nước ngoài (外国人雇用状況届出)  khi tuyển dụng và nghỉ việc là gì? 

“Báo cáo tình trạng tuyển dụng người lao động nước ngoài” là một chế độ nhằm mục đích ổn định và cải thiện việc làm cũng như hỗ trợ tái tuyển dụng cho người lao động nước ngoài, được quy định thành nghĩa vụ bắt buộc từ năm 2007.

Khi tuyển dụng hoặc cho thôi việc người lao động nước ngoài, doanh nghiệp cần thông báo các thông tin như tên và tư cách lưu trú của người nước ngoài đó đến Trung tâm dịch vụ việc làm (Hello Work).

Dựa trên các báo cáo này, Hello Work sẽ tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp cải thiện môi trường làm việc, đồng thời thực hiện hỗ trợ tái tuyển dụng cho những người lao động nước ngoài đã thôi việc. Ngoài ra, việc doanh nghiệp xác nhận tư cách lưu trú của người lao động nước ngoài còn giúp ngăn chặn lao động bất hợp pháp.

Nếu không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên đến 300,000 yên.

Tham khảo, download tài liệu:|厚生労働省『届出様式について』 

Ngày nghỉ phép có lương (YUKYU)

2024.11.06

Em muốn biết thêm các quy định về ngày nghỉ có lương (yukyuu) ạ.

Ngày nghỉ phép có lương hàng năm được quy định tại Điều 39 của Luật Tiêu chuẩn Lao động.
Cụ thể, các quy định cơ bản về nghỉ phép có lương như sau:

❶ Đối với nhân viên chính thức, sau khi làm việc liên tục 6 tháng trở lên và đi làm ít nhất 80% số ngày làm việc trong thời gian đó, sẽ được hưởng 10 ngày phép năm.

 

➋ Sau đó, cứ mỗi năm làm việc liên tục, bạn sẽ được hưởng số ngày phép năm như sau:

Thời gian 6 tháng 1 năm
6 tháng
2 năm
6 tháng
3 năm
6 tháng
4năm
6 tháng
5 năm
6 tháng
6 năm
6 tháng
Số ngày phép 10 ngày 11 ngày 12 ngày 14 ngày 16 ngày 18 ngày 20 ngày

 

❸ Ngày nghỉ phép yukyuu sẽ có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp. Nếu không sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm của năm trước, thì số ngày còn hạn sẽ được chuyển sang năm tiếp theo.

 

❹ Về nguyên tắc cơ bản, người lao động có thể tự do sử dụng ngày nghỉ phép năm, và có thể xin nghỉ vào thời gian bản thân mong muốn. Khi người lao động chỉ định ngày cụ thể, thì công ty cần cho người lao động nghỉ vào ngày đó.

Tuy nhiên, nếu việc nghỉ phép của người lao động có gây cản trở tới hoạt động của doanh nghiệp  (ví dụ: khi có nhiều người lao động muốn nghỉ cùng một thời điểm và việc cho phép tất cả nghỉ cùng lúc là khó khăn), thì người sử dụng lao động (công ty) có quyền thay đổi thời gian nghỉ phép năm sang thời điểm khác. (Quyền thay đổi thời gian nghỉ phép)

Lý do tước vĩnh trú:Cố ý không nộp thuế và các khoản phí công

2024.11.04

 Quy định về lý do tước vĩnh trú: “Cố ý không nộp các khoản thuế và các khoản đóng góp công” được ghi trong Điều khoản số 8, khoản 1, Điều 22-4 của Luật xuất nhập cảnh sửa đổi, cụ thể đang đề cập đến trường hợp nào?    
 Nếu vì lý do bất khả kháng như bệnh tật hoặc thất nghiệp mà không thể nộp thuế,… thì liệu có bị tước vĩnh trú không?

 ”公租公課”(こうそこうか) là thuật ngữ chỉ các khoản thuế và các khoản đóng góp công khác như bảo hiểm xã hội,…

 Lý do tước vĩnh trú: Cố ý không nộp các khoản thuế và các khoản đóng góp công” đang nói về các trường hợp: biết mình có nghĩa vụ phải nộp, có khả năng nộp nhưng vẫn cố tình không nộp.
 Trong các trường hợp như này, tình hình cư trú sẽ bị đánh giá là không tốt, không phù hợp để tiếp tục duy trì tư cách vĩnh trú.

 Ngược lại, trong trường hợp bất khả kháng do những lý do khách quan, không phải do lỗi của người đó như bệnh tật, thất nghiệp,… thì thường sẽ không rơi vào trường hợp bị thu hồi (tước) vĩnh trú.

 Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp có căn cứ để thu hồi (tước) vĩnh trú thì việc có tiến hành thu hồi hay không sẽ được cân nhắc dựa trên tình hình cụ thể như: lý do dẫn đến việc không nộp, cách thức xử lý của người nước ngoài sau khi bị nhắc nhở về việc nộp thuế,…

※Thông tin từ trang chủ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Ngữ pháp N4:~と聞いた

2024.11.01

Ý nghĩa: “Nghe nói rằng…”
~と聞いた được sử dụng để truyền đạt lại thông tin mà người nói đã nghe từ người khác. Cấu trúc này thể hiện rằng người nói không phải là nguồn trực tiếp của thông tin mà chỉ lặp lại hoặc thông báo những gì mình đã được nghe. Thường dùng trong các cuộc trò chuyện khi chia sẻ thông tin đã biết từ người khác.

※Chú ý:
 ・Cấu trúc này dùng để diễn đạt thông tin mà người nói đã nghe được nhưng không chắc chắn hoàn toàn, vì vậy có thể phù hợp khi truyền tải thông tin với độ chính xác vừa phải.
 ・Thường sử dụng trong các tình huống hàng ngày hoặc khi muốn chia sẻ thông tin một cách nhẹ nhàng và không khẳng định chắc chắn.

 

Cấu trúc:

    Mệnh đề + と聞いた(きいた)

 

 

Ví dụ:

      1. 🌟 彼は来月結婚するって聞いた。
          (かれ は らいげつ けっこん する って きいた)
          I heard that he is getting married next month.
          Tôi nghe nói rằng anh ấy sẽ kết hôn vào tháng sau.

      2. 🌟 日本の桜がとても美しいと聞いた。
          (にほん の さくら が とても うつくしい と きいた)
          I heard that the cherry blossoms in Japan are very beautiful.
          Tôi nghe nói rằng hoa anh đào ở Nhật rất đẹp.

      3. 🌟 彼女は会社を辞めたと聞きました。
          (かのじょ は かいしゃ を やめた と ききました)
          I heard that she quit her job.
          Tôi nghe nói rằng cô ấy đã nghỉ việc.

      4. 🌟 その映画はすごく面白いと聞いたよ。
          (その えいが は すごく おもしろい と きいた よ)
          I heard that the movie is really interesting.
          Tôi nghe nói rằng bộ phim rất thú vị.

      5. 🌟 彼が留学する予定だと聞きました。
          (かれ が りゅうがく する よてい だ と ききました)
          I heard that he plans to study abroad.
          Tôi nghe nói rằng anh ấy dự định đi du học.

      6. 🌟 そのレストランは料理が美味しいと聞いた。
          (その レストラン は りょうり が おいしい と きいた)
          I heard that the food at that restaurant is delicious.
          Tôi nghe nói rằng đồ ăn ở nhà hàng đó rất ngon.

      7. 🌟 彼は海外で仕事を見つけたと聞いたんだけど、本当?
          (かれ は かいがい で しごと を みつけた と きいた ん だけど、ほんとう?)
          I heard that he found a job overseas. Is it true?
          Tôi nghe nói rằng anh ấy đã tìm được việc ở nước ngoài. Có thật không?

      8. 🌟 新しいプロジェクトが始まると聞いています。
          (あたらしい プロジェクト が はじまる と きいて います)
          I heard that a new project is starting.
          Tôi nghe nói rằng một dự án mới sắp bắt đầu.

      9. 🌟 彼女が引っ越すと聞いて驚いた。
          (かのじょ が ひっこす と きいて おどろいた)
          I was surprised to hear that she is moving.
          Tôi đã ngạc nhiên khi nghe nói rằng cô ấy sắp chuyển nhà.

      10. 🌟 その店は閉店するらしいと聞いた。
          (その みせ は へいてん する らしい と きいた)
          I heard that the store is closing down.
          Tôi nghe nói rằng cửa hàng đó sắp đóng cửa.

Ngữ pháp N4:~ということ

2024.11.01

Ý nghĩa: “Việc mà… / Điều mà… / Có nghĩa là…”
~ということ được sử dụng để tóm tắt, diễn giải, hoặc giải thích ý nghĩa của một sự việc hoặc điều gì đó. Cấu trúc này có thể được dùng để chỉ ra rằng một điều được nói đến có nghĩa là gì, hoặc để chuyển đổi một câu phức tạp thành một khái niệm rõ ràng hơn.

※Chú ý:
 ・~ということ thường được dùng để làm rõ hoặc nhấn mạnh thông tin, và cũng có thể được sử dụng để diễn giải các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu.
 ・Cấu trúc này cũng có thể dùng để truyền đạt hoặc giải thích thông tin một cách chính xác.

 

Cấu trúc:

Động từ thể ngắn   + ということ
Danh từ + だ
Tính từ đuôi な + だ
Tính từ đuôi い

 

 

Ví dụ:

      1. 🌟 彼が会社を辞めるということは本当ですか。
          (かれ が かいしゃ を やめる という こと は ほんとう です か)
          Is it true that he’s quitting the company?
          Việc anh ấy nghỉ việc ở công ty có thật không?

      2. 🌟 試験に合格したということは、努力が実ったということだ。
          (しけん に ごうかく した という こと は、どりょく が みのった という こと だ)
          Passing the exam means that your efforts paid off.
          Việc đỗ kỳ thi có nghĩa là nỗ lực của bạn đã được đền đáp.

      3. 🌟 これは君の責任だということを忘れないでください。
          (これ は きみ の せきにん だ という こと を わすれないで ください)
          Please don’t forget that this is your responsibility.
          Hãy nhớ rằng đây là trách nhiệm của bạn.

      4. 🌟 彼が来ないということは、何か問題があるのかもしれない。
          (かれ が こない という こと は、なにか もんだい が ある の かもしれない)
          The fact that he isn’t coming might mean that there’s a problem.
          Việc anh ấy không đến có thể có nghĩa là có vấn đề gì đó.

      5. 🌟 健康が大切だということを理解するのは重要です。
          (けんこう が たいせつ だ という こと を りかい する の は じゅうよう です)
          It’s important to understand that health is important.
          Việc hiểu rằng sức khỏe quan trọng là rất cần thiết.

      6. 🌟 彼が優勝したということは驚きです。
          (かれ が ゆうしょう した という こと は おどろき です)
          It’s surprising that he won the championship.
          Việc anh ấy giành chiến thắng thật đáng ngạc nhiên.

      7. 🌟 彼女が結婚するということを昨日知りました。
          (かのじょ が けっこん する という こと を きのう しりました)
          I found out yesterday that she’s getting married.
          Hôm qua tôi mới biết rằng cô ấy sẽ kết hôn.

      8. 🌟 雨が降るということを知らなかった。
          (あめ が ふる という こと を しらなかった)
          I didn’t know that it was going to rain.
          Tôi không biết rằng trời sẽ mưa.

      9. 🌟 彼の話は全て嘘だったということが分かりました。
          (かれ の はなし は すべて うそ だった という こと が わかりました)
          I found out that everything he said was a lie.
          Tôi đã biết rằng tất cả những gì anh ấy nói đều là dối trá.

      10. 🌟 日本語を勉強するということは、忍耐が必要だということです。
          (にほんご を べんきょう する という こと は、にんたい が ひつよう だ という こと です)
          Studying Japanese means that patience is necessary.
          Việc học tiếng Nhật có nghĩa là cần sự kiên nhẫn.