Lưu trữ của tác giả: zou-wp

Tiền lễ (reikin) khi đi thuê nhà là tiền gì?

2024.07.20

Em đang đi ký hợp đồng thuê nhà. Sao em đã phải trả tiền thuê nhà rồi mà sao còn phải trả tiền lễ, tiền cảm ơn gì cho chủ nhà nữa thế?

 Vốn dĩ, tiền lễ (reikin) là tiền mà người thuê nhà đưa cho chủ nhà để bày tỏ “cảm ơn vì đã cho tôi thuê nhà”
 Có nhiều nguồn gốc của tiền reikin, như ngày xưa, khi còn chưa có khái niệm “trả tiền thuê nhà” thì người đi thuê hay gửi một phần tiền cho chủ nhà để thể hiện thành ý cảm ơn. Thời đó chủ nhà thuê thường khá gần gũi với người đi thuê, giúp đỡ họ khi họ khó khăn,… nên việc bày tỏ sự cảm ơn này khá phổ biến. 

 Thông thường, tiền reikin sẽ rơi vào khoảng 1-2 tháng tiền nhà. Ngoài ra, khác với tiền đặt cọc (shikikin), tiền reikin sẽ không được trả lại khi bạn rời khỏi nhà.

 Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều phòng cho thuê không cần phải trả tiền reikin. Các bạn hãy tìm những căn hộ phù hợp với nhu cầu và thu nhập của bản thân nhé!

Cho thuê lại nhà có được không?

2024.07.19

Hiện tại em đang thuê nhà sống một mình. Em trả tiền đầy đủ rồi thì em cho bạn thuê lại một phòng còn trống hoặc gọi bạn tới ở chung để share tiền nhà có được không?

Ở Nhật, việc cho người khác thuê lại phòng/nhà mà bản thân đã thuê được gọi là “Tentai” hoặc “Mata gashi”. Nếu bạn thực hiện hành vi này mà không được sự đồng ý của chủ nhà thì sẽ là vi phạm luật pháp. Trường hợp gọi bạn tới ở cùng cũng tương tự như vậy.

Điều 162 trong bộ Luật dân sự của Nhật có quy định: “Nếu không có sự đồng ý của người cho thuê thì không được thực hiện các hành vi chuyển nhượng quyền thuê hoặc cho thuê lại”.

Nếu bị phát hiện, các bạn có thể sẽ bị yêu cầu phải ra khỏi nhà hoặc phải bồi thường tiền vi phạm hợp đồng nên hãy chú ý không vi phạm nhé.

Trợ cấp thất nghiệp và việc xin Vĩnh trú

2024.07.18

Mình nghe nói là khi xin vĩnh trú thì Cục xét thu nhập của 5 năm gần nhất. Nhưng nếu mình lỡ xin trợ cấp thất nghiệp rồi thì có ảnh hưởng gì không?

Về cơ bản, dù có xin trợ cấp thất nghiệp thì các bạn vẫn có khả năng xin được visa vĩnh trú.

Tuy nhiên các bạn cần phải chú ý những điểm sau:

① Nếu nghỉ việc trong thời gian dài thì đương nhiên thu nhập của bạn sẽ giảm. Điều này sẽ thể hiện rất rõ trên giấy kazei shoumeisho mà bạn nộp cho Cục. 
Cho dù có thu nhập dựa trên trợ cấp thất nghiệp nhưng đây vẫn sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới hồ sơ vĩnh trú của bạn.

Chuyển việc ngay trước khi hoặc khi đang nộp hồ sơ xin vĩnh trú sẽ không tốt cho hồ sơ của bạn. 
 Yếu tố “có cuộc sống ổn định” rất quan trọng khi xin visa vĩnh trú. Vì vậy tốt nhất là nên đợi khoảng 6 tháng tới 1 năm sau khi chuyển việc rồi mới tiến hành xin visa vĩnh trú thì sẽ tốt hơn.
 Chuyển việc nhiều lần, hoặc
trong thời gian ngắn sẽ dễ khiến bạn bị đánh giá là không có thu nhập ổn định, là một điểm trừ rất lớn khi xin vĩnh trú.

② Chú ý phải thanh toán đầy đủ các loại thuế, bảo hiểm trong thời gian thất nghiệp (Thuế cư trú, Bảo hiểm lương hưu kokumin, bảo hiểm y tế Kokumin,…)
 Đặc biệt nếu bạn nợ hoặc nộp nenkin chậm thì về cơ bản sẽ khó có khả năng xin được vĩnh trú trong vòng 2 năm.

Giấy chứng nhận tư cách lao động

2024.07.17

Em vừa chuyển việc mà không rõ công việc hiện tại có bị trái ngành không. Không biết sau này có bị tính là lao động bất hợp pháp không nữa…

Nếu cảm thấy lo lắng thì em có thể xin “Giấy chứng nhận tư cách lao động” (就労資格証明書:Shuurou shikaku shoumeisho). Đây là giấy chứng nhận mà Cục Xuất nhập cảnh chứng nhận cho các bạn là công việc hiện tại đúng ngành, phù hợp với visa shu của bạn.

Giấy này không thể đảm bảo là lần gia hạn tới chắc chắn bạn sẽ gia hạn được, vì hồ sơ gia hạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên khi có giấy này thì về cơ bản là bạn sẽ ít có khả năng bị đánh trượt hồ sơ gia hạn vì lí do trái ngành.

Visa kỹ sư chuyển việc

2024.07.16

Hiện tại em đang làm phiên dịch với tư cách là visa shu. Em đang định chuyển việc sang công ty khác. Sau khi chuyển việc em có được tiếp tục làm với tư cách cũ không? Thẻ ngoại kiều của em còn hạn 3 tháng.

Em vẫn có thể làm việc với visa shu như cũ. Nếu làm công việc đúng ngành thì trong thời gian lưu trú em hoàn toàn có thể chuyển việc mà không cần sự đồng ý trước của Cục.

Tuy nhiên, trong vòng 14 ngày kể từ khi chuyển sang công việc mới thì em cần phải nộp cho Cục “Bản báo cáo về công ty trực thuộc” (Tiếng Nhật: 所属機関等に関する届出 : Shozoku kikan ni kansuru todokede).
Không chỉ có phía công ty mà phía bản thân em cũng cần làm thủ tục này.
(Em có thể làm thủ tục trên internet).

Ngoài ra, em nên làm thủ tục gia hạn sớm để đảm bảo hồ sơ được chuẩn bị tốt.

Visa Tokutei katsudou để tìm việc

2024.07.15

Bây giờ em đang là du học sinh nhưng sắp tốt nghiệp rồi mà có lẽ vẫn không tìm được việc. Nếu hết visa du học sinh thì em phải làm thế nào? 

 Nếu bạn đang trong quá trình tìm việc và có được tiến cử của trường thì bạn có thể xin được visa “Tokutei katsudou” để đi tìm việc sau khi tốt nghiệp.
Tiếng Nhật là: 就職活動のための特定活動ビザ(しゅうしょく かつどう のための とくてい かつどう びざ)
 ※ Trong hồ sơ xin visa bắt buộc bạn phải nộp “Giấy tiến cử” (推薦状:すいせんじょう) của trường. 

 Visa này có thời hạn thông thường là 6 tháng. Sau đó nếu đủ điều kiện thì bạn có thể xin gia hạn được thêm 6 tháng nữa. Như vậy tổng cộng bạn có thể ở lại Nhật thêm 1 năm sau khi tốt nghiệp để đi tìm việc.
 ※Ở hồ sơ gia hạn bạn không cần phải nộp Giấy tiến cử nữa nhưng vẫn phải nộp các giấy tờ chứng minh cho hoạt động tìm việc của bản thân. 

 Các bạn hãy lên kế hoạch xin tư cách lưu trú phù hợp để tránh rơi vào tình trạng lưu trú bất hợp pháp nhé!

Giới thiệu nhân lực Tokutei ginou

2024.07.14

Công ty tôi muốn giới thiệu nhân lực tokutei ginou. Có cần phải giấy phép gì không hay tự do giới thiệu cũng được?

Muốn giới thiệu nhân lực tokutei ginou thì các bạn cũng cần xin giấy phép 職業紹介の許可 (しょくぎょうしょうかいのきょか – Tạm dịch là “Giấy phép giới thiệu người lao động) được cấp bởi Bộ Lao động.

Nếu các bạn làm mà không có giấy phép thì có thể sẽ bị phạt tù dưới 1 năm hoặc phạt tiền dưới 100 man.

Kể cả với trường hợp công ty bạn giới thiệu các bạn tokutei ginou chuyển việc thì cũng vẫn cần phải có Giấy phép giới thiệu lao động. Ngoài ra, trong trường hợp giới thiệu lao động đang sống ở nước ngoài thì các banh còn cần làm thủ tục liên quan tới các cơ quan phái cử ở nước đối tác. Vì vậy, hãy xác nhận trên trang web của Cục Xuất nhập cảnh hoặc liên hệ với chuyên viên tư vấn để có thêm thông tin chi tiết nhé.

Phạt tiền nhân viên phạm lỗi thì có đúng luật?

2024.07.13

Trong quá trình làm việc, nhân viên của tôi có làm hỏng xe của công ty. Tôi có thể trừ tiền sửa chữa xe vào lương của nhân viên được không?

  Trong luật “Tiêu chuẩn lao động” của Nhật thì công ty “có trách nhiệm phải chi trả 100% tiền lương cho nhân viên”. Do vậy nếu bạn tự ý trừ những khoản tiền không đúng với quy định thì sẽ thành vi phạm pháp luật

  Việc trừ tiền phạt vào lương của nhân viên chỉ được tính là đúng luật khi đã có quy định cụ thể trong “Nội quy làm việc” của công ty, có ký kết thỏa thuận bằng văn bản giữa người sử dụng lao động (công ty) và đại diện người lao động, tính toán cụ thể số tiền sẽ trừ cũng nhưng chỉ được phép trừ trong trường hợp có thể chứng minh được là nhân viên có lỗi rõ ràng.

  Ngoài ra, công ty cần phải nói chuyện riêng với bản thân nhân viên về vấn đề trừ tiền cũng như số tiền mà công ty sẽ trừ. (về mặt pháp luật, việc yêu cầu nhân viên phải thanh toán 100% số tiền là điều khá khó.)

Nghỉ làm vì công ty không có việc?

2024.07.12

Khi công ty không có việc nên phải cho nhân viên nghỉ thì tiền lương của những ngày đó sẽ tính như thế nào?

Kể cả công ty không có việc mà phải cho nhân viên nghỉ thì công ty cũng vẫn cần phải trả lương cho nhân viên.
Lúc này mức lương mỗi ngày mà công ty phải trả sẽ bằng 60% mức lương cơ bản của nhân viên đó.
※ Tuy nhiên, trong trường hợp nếu công ty phải cho nhân viên nghỉ làm vì những lí do bất khả kháng như thảm hoạ thiên tai (động đất, sóng thần, mưa lũ,…) thì sẽ không áp dụng quy định này, tức là không phải trả lương cho nhân viên.

Phạt tiền nhân viên đi muộn có được không?

2024.07.11

Hiện tại tôi là giám đốc của công ty. Nếu tôi đưa ra chế độ: đi muộn 3 lần thì phạt 5000 yên cho nhân viên thì có bị phạm luật gì không?

Về chế độ phạt tiền với nhân viên, trong Luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật có quy định như sau:
・Số tiền phạt/giảm lương 1 lần không được vượt quá 50% số tiền lương trung bình trong 1 ngày của nhân viên đó.
・Tổng số tiền phạt trong đơn vị 1 tháng không được vượt quá 1/10 tổng số tiền lương chi trả trong tháng đó.

Do vậy, quy định phạt đối với nhân viên đi muộn như trên không phạt luật. Tuy nhiên, để áp dụng chế độ phạt này bạn cần ghi rõ trong Điều lệ lao động của công ty (Shugyo kisoku) cũng như có Ký kết trong văn bản chính thức với Đại diện người lao động của công ty.