Lưu trữ của tác giả: zou-wp

Có ngành nào mà không giới thiệu việc làm được không?

2024.07.10

 Có, có một số ngành thuộc lĩnh vực xây dựngvận chuyển cảng sẽ không thuộc phạm vi có thể giới thiệu việc làm.

 Với ngành xây dựng, các nội dung công việc dưới đây sẽ không thể giới thiệu nhân sự, thậm chí không thể tiến hành nghiệp vụ nhân viên phái cử (haken) (Theo điểm 2, khoản 1, điều 4 của Luật Phái cử người lao động):
 Nhân viên công trình, xây dựng kiến trúc, sửa đổi, trùng tu, sửa chữa, thay đổi kết cấu, phá dỡ cũng như những công việc liên quan tới quá trình chuẩn bị cho các nội dung trên.

 Tuy nhiên, dù cùng trong ngành xây dựng nhưng chỉ những nội dung liên quan trực tiếp tới công việc hiện trường như trên mới thuộc phạm vi bị cấm giới thiệu/phái cử nhân sự.
 Còn những công việc có tính chất hỗ trợ, quản lý như dưới đây thì sẽ không bị tính vào nghiệp vụ xây dựng nên vẫn có thể tiến hành giới thiệu nhân lực được:
 Nhân viên văn phòng hỗ trợ công việc hiện trường, lên kế hoạch thi công, quản lý thi công (kế hoạch, trình tự thi công, quản lý thi công), quản lý chất lượng (các yếu tố như sức bền, vật liệu, kết cấu,… có tuân thủ đúng theo như bản thiết kế không), quản lý an toàn lao động (phòng tránh tai nạn lao động, phòng tránh ô nhiễm trong quá trình thi công,…) 

Các vấn đề hay gặp khi giới thiệu nhân lực quốc tế

2024.07.09

Các vấn đề thường xảy ra khi giới thiệu nhân lực quốc tế là: 

① Dù đã tiến hành giới thiệu cho doanh nghiệp nhưng sau đó người lao động lại không xin được tư cách lưu trú.
Để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa các bên, hãy trao đổi thật kỹ với người lao động về các loại chi phí, số tiền và thời điểm cần phải chi trả. 

② Người lao động nghỉ việc trong thời gian ngắn (chuyển việc hoặc về Việt Nam)
Nếu cần thiết thì hãy ghi cụ thể về chế độ hoàn tiền trong hợp đồng và giải thích rõ với người lao động.

 

Xin giấy phép giới thiệu nhân lực nước ngoài

2024.07.08

Tôi có nghe nói là khi xin giấy phép giới thiệu nhân lực người nước ngoài cần bổ sung một số giấy tờ tùy theo điều kiện. Làm ơn cho tôi biết thêm thông tin được không?

Tùy theo tình hình mà các bạn sẽ cần phải nộp thêm các giấy tờ sau:

①Các nội dung luật liên quan của nước đối tác về nội dung giới thiệu nhân lực.

 

<Trường hợp không phải thông qua Cơ quan liên kết

② Giấy từ chứng minh công ty bạn có thể hoạt động tại nước đối tác.

 

<Trong trường hợp phải thông qua các Cơ quan liên kết

③ Hợp đồng có nêu rõ phân chia nhiệm vụ công việc Cơ quan liên kết và công ty bạn.

④ Giấy từ chứng minh Cơ quan liên kết có thể hoạt động tại nước đối tác.

⑤ Bản báo cáo thông tin về Cơ quan liên kết.

Trước khi tiến hành thủ tục, các bạn hãy liên hệ với Cục Lao động để có được thông tin chính xác nhất về các giấy tờ phải nộp nhé.

Quy định phạt tiền khi nhân viên làm sai: Có đúng luật không?

2024.07.08

Tôi định ký hợp đồng lao động với điều khoản yêu cầu nhân viên “đền bù 10% cho thiệt hại của công ty nếu nhân viên làm sai”. Cái này liệu có đúng luật Lao động không?

Trong luật Tiêu chuẩn lao động (労働基準法) có quy định: Nghiêm cấm người sử dụng lao động (công ty) ký kết các hợp đồng phạt tiền người lao động trong trường hợp không thực hiện Hợp đồng lao động hoặc dự kiến sẵn số tiền nhân viên phải bồi thường thiệt hại cho công ty nếu có vi phạm. 

Như vậy, việc công ty yêu cầu trước người lao động “Đền bù 10% thiệt hại của công ty khi làm sai” là vi phạm pháp luật.

Ngược lại, sau khi đã phát sinh thiệt hại, công ty có thể xem xét yêu cầu nhân viên bồi thường một phần thiệt hại tùy theo mức độ thiệt hại và lỗi của người nhân viên đó. 

Góc “Giám đốc”: Trả lương cho nhân viên sau khi nghỉ việc

2024.07.07

Nhân viên của tôi phạm lỗi rồi nghỉ việc. Nhưng lại đòi phải trả lương trong vòng 1 tuần.  Kể cả là trước ngày trả lương thì tôi cũng phải trả à?

Theo quy định của Luật tiêu chuẩn lao động (労働基準法) thì nếu nhân viên đã nghỉ việc có yêu cầu phải thanh toán lương thì phía công ty phải “trả trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhân viên có yêu cầu”.  Do vậy, bất kể là ngày trả lương hàng tháng là ngày nào thì phía công ty cũng cần phải thanh toán lương cho người lao động đã nghỉ việc trong vòng 7 ngày kể từ ngày họ có yêu cầu.
※Chú ý: Đây là quy định chỉ áp dụng với trường hợp nhân viên đã nghỉ việc, không áp dụng với nhân viên vẫn đang làm việc.

Tuy nhiên, nếu lo lắng trong trường hợp nhân viên bỏ trốn, thoái thác trách nhiệm thì công ty có thể ghi thêm quy định trong Điều lệ công ty (就業規則) là: “Có thể công ty sẽ chỉ thanh toán với hình thức tiền mặt đưa trực tiếp”.

Sau khi nghỉ học thì có làm baito được nữa không?

2024.07.06

Trước đây em vừa đi học vừa đi làm, nhưng bây giờ em đã nghỉ học rồi. Em có thể cứ ở lại Nhật làm baito được không ạ??

  Trong thời gian đang học trong trường thì visa của em là visa “Du học sinh”, và em được cấp tem “Hoạt động ngoài tư cách” để đi làm baito. Điều kiện để có thể đi làm baito là em còn đang là học sinh trong trường.

  Như vậy, nếu em nghỉ học thì Tem “Hoạt động ngoài tư cách” sẽ mất hiệu lực và em sẽ không được làm việc nữa.

Lấy nenkin sau khi có Vĩnh trú?

2024.07.05

Sau khi xin được vĩnh trú thì có được lấy lại nenkin nữa không?

Thông thường, muốn lấy được vĩnh trú thì các bạn sẽ cần sống ở Nhật 10 năm, vì thế thông thường các bạn đã có vĩnh trú sẽ không làm được thủ tục nhận nenkin. (Thay vào đó bạn sẽ được quyền nhận “lương hưu cho người cao tuổi” (老齢年金:ろうれいねんきん) , kể cả trong trường hợp bạn không sống ở Nhật).

Những trường hợp đặc biệt có thể xin được vĩnh trú mà không cần sống tới 10 năm ở Nhật (ví dụ: Nhân lực chất lượng cao, vợ/chồng người Nhật, vợ/chồng vĩnh trú, định trú,…) thì sẽ có thể làm thủ tục xin lại nenkin.

Điểm mấu chốt nhất để người có visa vĩnh trú có xin lấy lại được nenkin hay không nằm ở điểm, bạn có thuộc đối tượng nhận “lương hưu cho người cao tuổi”(老齢年金:ろうれいねんきん)hay không. Nếu bạn là đối tượng để nhận “lương hưu cho người cao tuổi” thì bạn không làm thủ tục xin lại nenkin được.

Việc phát sinh quyền nhận lương hưu sẽ dựa trên các yếu tố sau:
①Thời gian gia nhập bảo hiểm Kokumin nenkin
②Thời gian gia nhập bảo hiểm Kousei nenkin
③Thời gian sống tại nước ngoài từ trước khi để Nhật cho tới khi lấy được vĩnh trú (từ 20 đến 60 tuổi) → Được gọi là “Tổng thời gian”.
Nếu tổng khoảng thời gian từ ①~③ trên 10 năm thì bạn sẽ phát sinh quyền nhận “Lương hưu cho người cao tuổi” và không làm thủ tục xin lại nenkin được nữa.

※Đối với trường hợp đổi Quốc tịch thì bạn sẽ mang quốc tịch Nhật nên ko lấy lại được nữa.

Tokutei ginou có lấy nenkin được không?

2024.07.04

Em đang làm việc với tư cách visa Tokutei ginou và có tham gia kousei-nenkin. Sau khi nghỉ việc thì em có được nhận lại nenkin không?

Visa tokutei gino nghỉ việc và về nước thì cũng có thể lấy lại nenkin được.

Các bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau:

①Gia nhập bảo hiểm kousei-nenkin trên 6 tháng.
Không có địa chỉ tại Nhật → Cần làm thủ thục cắt địa chỉ ở Nhật
Không có tư cách nhận “Lương hưu thương tật” (障害年金:しょうがいねんきん)hoặc lương hưu cho người cao tuổi (老齢年金:ろうれいねんきん)
④Xin trong vòng 2 năm kể từ ngày cắt địa chỉ tại nước Nhật → Nên xin càng sớm càng tốt 

Visa shu có được đi làm thêm không?

2024.07.03

Visa đi làm (hay còn gọi là visa shu) (技人国:ぎじんこく) có được làm thêm (Fukugyo) không?

Để có thể làm Fukugyo thì các bạn cần xác nhận 2 điểm như sau:

Thứ nhất, xác nhận xem công ty của bạn có cho phép làm Fukugyo hay không?

Nếu bạn làm Fukugyo mà không được sự cho phép của công ty thì bạn sẽ vi phạm “Điều lệ công ty” (就業規則:しゅうぎょうきそく).
Điều lệ làm việc của mỗi công ty là khác nhau, vậy nên không có nghĩa là bạn của bạn ở công ty khác có thể làm thì bạn cũng được làm nhé.
※Với các nhân viên vi phạm Điều lệ thì công ty có thể có áp dụng các hình thức xử phạt như Cảnh cáo, trừ lương,… vậy nên các bạn phải đặc biệt chú ý nhé! Gần đây cũng có nhiều công ty Nhật cho phép các bạn làm Fukugyo nếu đã xin ý kiến của công ty.

Thứ hai, các bạn cần xin “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách”. Khi có dấu này, các bạn sẽ được phép thực hiện các công việc baito ngoài ngành nghề mà bạn đã xin visa.

Đương nhiên, nếu các bạn thực hiện các công việc trong phạm vi của visa thì không cần phải xin Giấy phép này.

Giao dịch chứng khoán là “fukugyo”?

2024.07.02

Các hình thức như kinh doanh/giao dịch tiền ảo, chứng khoán, trang blog thì có là làm fukugyo không?

“Fukugyo” là các nội dung công việc nằm ngoài phạm vi “công việc chính thức”.
Vì vậy các hoạt động trên đều được xếp vào dạng Fukugyo. Tuy nhiên, về cơ bản việc kinh doanh/giao dịch tiền ảo… ít ảnh hưởng tới công việc chính thức (trừ trường hợp bạn làm việc tại các cơ quan/tổ chức tài chính) nên thông thường thì các công ty không cấm các hoạt động đầu tư chứng khoán, FX,…
※Trong “Điều lệ lao động” của công ty (就業規則-Shugyo kisoku) đều có quy định rõ nên bạn hãy tìm hiểu nhé.

Tuy nhiên, do vấn đề này còn liên quan tới tư cách lưu trú nên các bạn nên trao đổi với công ty cũng như Cục Xuất nhập cảnh gần nhất hoặc văn phòng luật uy tín để có được thông tin chính xác cho trường hợp của mình.